Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử cây phong thủy đẹp

Cây bạch mã hoàng tử gây tò mò ngay từ cái tên. Cây mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái đúng như cái tên của nó, lại bền vững, dễ chăm nên bạch mã được lựa chọn làm cây cảnh trong nhà được yêu thích.

cay-bach-ma-hoang-tu-2

Ý nghĩa và phong thủy cây bạch mã

Ý nghĩa về mặt Phong thủy:

Với vóc dáng hoàng tộc, bạch mã mang đến sự may mắn, tài lộc, suôn sẻ và thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Cây Bạch mã hoàng tử phù hợp nhất đối với những người mang mạng mộc và hỏa, các mạng khác không kiêng kỵ hay xung đột.

cay-bach-ma-hoang-tu-3

Cây bạch mã hoàng tử trồng chậu lớn

Cây bẩy sắc cầu vồng

Cây cau tiểu trâm

Ý nghĩa khác cây bạch mã

Cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa thăng tiến, phi nhanh thể hiện sự thuận buồm xuôi gió. Tên cây quý phái, sang trọng như không thể thiếu trong đời sống hoàng tộc.

Đối với sức khỏe: bạch mã có tác dụng điều hòa làm ẩm không khí,  đặc biệt tốt cho làn da và đôi mắt dân văn phòng phải thường xuyên sử dụng máy điều hòa. Bạch mã còn đem đến cho chủ nhân sự thư thái và quyết đoán trong công việc.

Với dáng vẻ thẳng, đẹp, thanh thoát, đậm chất “nam nhi” Cây bạch mã hoàng tử  thể hiện sự trong sạch, mạnh mẽ, quyết đoán,còn được sử dụng làm món quà  mang đến may mắn cho bạn bè, người thân, biếu sếp đặc biệt ý nghĩa đối với phái mạnh  với mong muốn chúc cho người được tặng thăng tiến trong công việc.

cay-bach-ma-hoang-tu-5

Cây bạch mã hoàng tử trồng trong phòng khách

Vị trí trồng và lợi ích cây bạch mã

Cây bạch mã hoàng tử được trồng trong chậu trưng bày nơi gần cửa sổ, kệ ti vi, gần bàn học, bàn làm việc, góc nhà, cạnh bàn tiếp khách, phòng sếp, phòng họp, phòng máy, các sảnh văn phòng… ở những nơi có sử dụng điều hòa thường xuyên làm tăng độ ẩm không khí, hút khí độc đem đến cảm giác thư giãn và tạo hứng khởi làm việc.

Bạch mã còn được trồng bình thủy sinh hoặc chậu nhỏ xinh để bàn làm việc, bàn ăn, bàn học vừa hấp thụ bức xạ máy tính vừa đem lại cảm giác xanh tươi mát mắt.

Bạch mã trồng trong nhà bền lâu, đến 4-5 tháng, cây chậm lớn nên giữ dáng, lá bền đẹp, dễ trưng bày , bạn có thể kê đôn hoặc không trưng ở khắp mọi nơi trong nhà ,văn phòng, khách sạn,nhà hàng, quán cà phê, quầy thu ngân,… trừ những nơi quá tối.

Đặc điểm nổi bật cây bạch mã

Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn được gọi là bạch mã có Tên khoa học: Aglaonema thuộc họ Ráy – Araceae có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới.

Bạch mã thuộc cây thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,3-1,8m, tán rộng 0,3-1m. Bạch mã đẹp nổi bật từ thân cây với thân thẳng tắp, màu trắng lạ mắt. Sống lá và gân màu trắng trong, lá hình bầu dục lớn, vươn dài ,thẳng, xanh mướt nổi bật gân lá màu trắng. Lá mọc dàn đều, tạo tán tròn đều. Ngắm nhìn cây bạch mã toát lên vẻ đẹp thanh tao, sang trọng, ưa nhìn, mát mắt thể hiện sự yên bình, tĩnh lặng, một vẻ thư thái khó tả. Cây vừa đẹp khỏe khoắn vừa đẹp dịu dàng, vẻ đẹp có nhu, có cương. Bạch mã thuộc cây cảnh trong nhà chơi lá nhưng cũng có hoa, hoa xanh đậm nhỏ xinh. Toàn thân bạch mã toát lên vẻ đẹp hài hòa, cân đối.

Cách trồng chăm sóc cây bạch mã trong nhà

Cây bạch mã trồng trong nhà rất bền đẹp, ít phải chăm sóc, ít sâu bệnh, chúng ta chỉ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Ánh sáng: bạch mã ưa ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50% , vì vậy nên trưng bạch mã ở nơi có ánh sáng trong nhà không nên tối quá: gần cửa sổ, trước cửa ra vào, gần cửa kính, góc phòng có ánh sáng chiếu vào.
  • Nhiệt độ: Bạch mã chịu được nóng tốt hơn rét, sống tốt trong môi trường điều hòa, nhiệt độ thích hợp khoảng 18-30oC, bạch mã sống dặt dẹo nếu nhiệt độ thấp hơn 13°C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
  • Đất trồng bạch mã trong nhà cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nên thay đất cho cây 1 lượng 1/3 chậu cách khoảng 3-4 năm để thay đổi kết cấu đất, tránh đất bị chai.
  • Lượng nước tưới cho bạch mã trồng trong nhà vừa phải 1 tuần 2-3 lần, mỗi lần 500-800 ml nước tùy kích thước chậu. Không nên tưới quá nhiều và thường xuyên làm bạch mã bị ngập úng.

Lá bạch mã rất to nên cần chú ý tránh cây bị mất nước và thường xuyên rửa lá hoặc dùng khăn ẩm lau mỗi tuần để lá luôn bóng đẹp, không bị bám bụi bẩn, quang hợp tốt.

Bạch mã lá màu có sắc tố nên cần cho cây ra ngoài trời để cây quang hợp khoảng 1 tháng / lần, mỗi lần tối thiểu 2 tiếng vào trời mát, nơi bóng râm để cây quang hợp và màu sắc lá tươi tắn, cây khỏe mạnh. Tránh để cây nơi nắng trực tiếp làm cháy lá, cây khó phục hồi.

Bón phân: Cũng như các cây nội thất khác, bạch mã hoàng tử nên bón phân 1 tháng/ lần luân phiên bằng các loại phân nhả chậm, phân hữu cơ, vi sinh, phân bò hoai mục, phân trùn quế… để cải tạo kết cấu đất và tăng vi lượng cho đất.

Bạch mã hoàng tử còn được trồng trong bình thủy sinh khoe thêm bộ rễ trắng duyên dáng.

Nhân giống bạch mã hoàng tử dễ dàng bằng cách tách bụi.

Xem thêm: cây trồng trong nhà

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *