Ý nghĩa và phong thủy cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh nhiều ý nghĩa thực tế

Cây cọ với vẻ đẹp xanh mượt, tròn xoe viên mãn của tán lá, hình dáng độc đáo, có điểm nhấn , lại dễ trồng, dễ chăm, bền vững,chịu được bóng nên rất được ưa thích lựa chọn làm cây cảnh trong nhà. 

cay-co-gai

Ý nghĩa phong thủy

Với tán lá to tròn cùng vẻ xanh mượt cây cọ cảnh có ý nghĩa đem đến niềm vui, sự hi vọng, may mắn tài lộc đến với gia chủ, như chiếc quạt lớn xua đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của.

Ý nghĩa khác của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh với tán lá to, vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch có tác dụng thanh lọc, điều hòa , cải thiện chất lượng không khí rất lớn, đặc biệt hấp thụ khí thuốc lá và chất độc tồn dư do tàn thuốc lá gây nên.

 Theo công bố của Nasa cọ cảnh là loài cây cảnh đứng thứ 3 trong các loại cây tốt nhất trồng trong nhà có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng trong không khí hoặc các tấm cách nhiệt .

Trồng cọ trong nhà còn giúp xua đuổi côn trùng như ruồi muỗi, gián, kiến.

Trồng cọ cảnh trong nhà đem đến bầu không khí tươi vui, yêu đời, đầy sức sống, an toàn, sạch sẽ không cần đến máy lọc không khí tốn kém, giúp bạn có hứng thú với các công việc hơn.

cay-co-canh

Vị trí  trồng và Lợi ích Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh trong phong thủy có ý nghĩa sinh tài giữ của, thường được trồng chậu nhỏ xinh trang trí hiên nhà, cửa ra vào, cầu thang với mong muốn ăn nên làm ra.

Cọ cảnh với thân thẳng đứng vươn cao, đội những cái lọng xanh mượt mà có vẻ đẹp sang trọng, mướt mắt mang đến không gian tràn ngập sức sống nên được ưa chuộng trồng làm cây để bàn, cây thủy sinh nơi văn phòng, quầy lễ tân, thu ngân, bàn học, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn… thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu sáng.

Cọ cảnh có tác dụng cải thiện chất lượng không khí nên trưng nơi có nhiều người qua lại, rộng rãi vừa thể hiện được vẻ đẹp khoáng đạt vừa đem đến không gian trong lành, tươi trẻ.             

Cây cọ cảnh trồng chậu to có hình dáng bề thế, lạ mắt thích hợp trang trí cho các showroom, hội trường, vị trí trung tâm, nhà hàng, khách sạn rộng rãi.

Cọ cảnh trồng thành hành tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ ai nhìn ngắm.

Cọ cảnh vừa chịu được nắng còn được trồng ở nhiều không gian ngoại thất: sân vườn,công viên, đường phố, cơ quan, công sở…

Đặc điểm nổi bật cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh còn được gọi là cọ Nhật, tên khoa học là Livistona chinensis , thuộc họ  cau hoặc dừa , có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Cọ cảnh thuộc loại cây thân gỗ, dạng cột, trên thân có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại tạo nên hình dáng phong trần, khỏe khoắn cho cây, bên trên đội những tán lá to tròn, màu xanh bóng. Cọ nhật chiều cao khoảng 0,3-3m, sống lâu năm.Không chỉ đẹp ở hình dáng cây cọ cảnh còn đẹp ở tán lá. Những chiếc lá mọc trên cuống dày, dài như một chiếc ô xinh xắn, chia nhiều thùy sâu, với các thùy mềm mại, cong cong buông rủ, các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cọ mọc thành cụm tạo nên tán cây xòe rộng đẹp mắt.

Cách trồng chăm sóc cọ cảnh trong nhà

Cây cọ cảnh trồng trong nhà rất bền bỉ,trưng liên tục được 3-5 tháng mới phải để ra ngoài một thời gian ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc.

– Ánh sáng:  Cọ nhật trồng trong nhà nên trưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không trưng nơi quá tối. Nên đặt cây nơi gần cửa sổ, cửa kính,lối ra vào hoặc có đèn day-light để cây quang hợp và phát triển lâu bền. Nên để cây nơi có ánh sáng 2-3 giờ / ngày.

– Nhiệt độ: cọ cảnh ưa mát, chịu nóng và rét kém,sống được trong môi trường điều hòa, nhiệt độ ưa thích khoảng 18-28oC.

– Chọn chậu trồng cọ nhật: với hình dáng đặc biệt, độc đáo, bạn nên chọn chậu phù hợp với kích thước, kiểu dáng cây với chất liệu thông thoáng, khả năng thoát nước và tỏa nhiệt tốt, bền vững.

– Đất trồng cọ cảnh trong nhà: Cọ cảnh thân gỗ ưa đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Nên thay 1/3 lượng đất để cải tạo kết cấu và thay chậu 3-4 năm/ lần.Khi trồng nhớ đặt sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước làm chậu không bị vít lỗ và thoát nước tốt.

Tưới nước: Cọ nhật lá to và nhiều, nhu cầu nước lớn hơn một số cây trồng trong nhà khác, tuy nhiên cây trồng trong nhà nhu cầu nước không nhiều. Bạn nên tưới nước cho cây khoảng 3 lần/ tuần tùy điều kiện thời tiết. Tuy nhiên chỉ tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới nhiều làm rễ bị úng ngập , thối.

Trời nắng nóng quá có thể đặt cả chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Nếu thấy nước thừa nhiều thì nghiêng chậu để loại bỏ nước thừa.

Khi tưới nước cần cầm bình có vòi dài và hẹp để tưới đều và sâu gần gốc cây, tưới từ từ và đều đặn.

Hàng tuần nên lau lá cây khoảng 2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ bụi bẩn, lá luôn sạch đẹp và trau đổi chất tốt.

Bón phân: Bón phân cho cây cọ nhật hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5-7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

 Phòng trị bệnh cho cọ nhật trong nhà: Cây cọ nhật trồng trong nhà ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu không may cây bị phấn trắng thì nên dùng khăn chấm cồn lau sạch, nếu bị sâu thì dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Nếu bệnh quá nặng thì phải mang cây ra ngoài trời để trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều loại thuốc sinh học có thể sử dụng cho cây cảnh trong nhà rất tốt.

Một số lưu ý khi trồng, trang trí cọ cảnh

Cây cọ cảnh trồng trong nhà không nên thay chậu trong giai đoạn rễ mọc đầy trong chậu, tránh làm chột cây.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *