Ý nghĩa và phong thủy cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cây cảnh phong thủy
Được NASA đánh giá là 1 trong 10 cây cảnh trong nhà có khả năng hấp thụ khí độc tốt nhất, nên lưỡi hổ là sự lựa chọn hàng đầu cho những người quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình. Lưỡi hổ trồng trong phòng ngủ đặc biệt tốt vì khả năng cung cấp oxy cực tốt vào ban đêm giúp bạn có giấc ngủ sâu, sáng dậy tỉnh táo, sảng khoái.
Ý nghĩa và phong thủy của cây lưỡi hổ
Phong thủy của cây lưới hổ
Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ với hình dáng cứng cáp, khỏe mạnh biểu tượng cho sức mạnh cá nhân.
Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ là loài cây hấp thụ mạnh mẽ các chất gây ô nhiễm đặc biệt là các chất gây ung thư như formaldehyde 0,938 grams/h và nitrogen oxide, thanh lọc không khí, cải thiện không gian sống. Một phòng rộng 150m2 chỉ cần 8 lá của 2 cây lưỡi hổ là đủ sức giữ cho căn phòng trong lành, hết ô nhiễm.
Lưỡi hổ còn sử dụng crassulacean khi trao đổi chất để hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxi vào ban đêm – quá trình quang hợp CAM nên rất tốt khi trưng trong nhà đặc biệt là phòng ngủ.
Ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid – tượng trưng sức mạnh của loài hổ dữ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ lưỡi hổ được gọi là Espada-de-são Jorge tượng trưng cho lưỡi dao bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu tạo cảm giác an lành, thoải mái.
Màu sắc của lưỡi hổ giúp bạn thư giãn cải thiện tâm trạng rất tốt, giảm stress sau những ngày làm việc vất vả.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Xem thêm cây ngọc ngân
Vị trí trồng và Lợi ích cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có hình dáng đẹp, khỏe mạnh, dễ trồng và nhiều công dụng nên được các công ty nước ngoài đặc biệt ưa thích trồng trong văn phòng là lựa chọn họp lý nhất về cây trồng trong nhà . Hiện nay lưỡi hổ là loài cây phổ biến trồng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến ban công hoặc các khu vực đông người.
Lưỡi hổ thường được trồng chậu nhỏ xinh để bàn, trồng trong bình thủy tinh trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng họp, cửa sổ, nhà ăn, kể cả phòng vệ sinh … vừa hút khí độc vừa đem đến cảm giác an tâm, giảm căng thẳng.
Lưỡi hổ được trồng thành cụm trong chậu sứ, chậu gỗ trưng ở góc phòng, hành lang, sảnh, phòng lớn, lối ra vào, gần thang máy… tô điểm cho không gian vẻ đẹp sang trọng, làm sáng bừng nội thất .
Lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ, dễ phối hợp còn được trồng trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, trồng viền, tiểu cảnh ở sân trường, công viên, nhà máy, sân vườn, cơ quan, công sở… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa để trang trí.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây lưỡi hổ còn dùng để chữa bệnh: ho, khản tiếng,viêm họng, chữa viêm tai có mủ…
Đặc điểm nổi bật cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với một số tên gọi: hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt; tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Phi đến Nam Phi.
Cây lưỡi hổ thuộc loài mọng nước, dạng bụi, không thân, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-100 cm.Đặc điểm nổi bật nhất của cây lưỡi hổ ở bộ lá lạ mắt, cứng cáp,như mũi giáo luôn vươn thẳng lên bầu trời. Lá lưỡi hổ màu xanh, sọc trắng có loại màu xanh, viền vàng,sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Lá lưỡi hổ cứng,trơn bóng, không có gân, viền lá lượn sóng nên trông lá vừa cứng cáp vừa có nét mềm mại. Lưỡi hổ cũng có hoa nhưng ít gặp, hoa mọc thành chuỗi dài trên đỉnh màu trắng ngà, trắng xanh, trắng vàng. Mỗi bông hoa có 6 cánh xinh xinh trông rất đáng yêu. Quả tròn nhỏ, mọng có màu xanh chuyển cam khi chín. Toàn cây lưỡi hổ toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống.
Cách trồng chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà
Cây lưỡi hổ trồng trong nhà rất bền liên tục trong nhiều tháng, không tốn nhiều thời gian, công sức chăm bón:
- Ánh sáng: lưỡi hổ có thể trưng bất kỳ đâu trong nhà từ chỗ tối đến nơi sáng, cây sống được cả dưới ánh đèn huỳnh quang.
- Nhiệt độ: lưỡi hổ ưa khí hậu ấm, nhưng vẫn chịu được lạnh, nhiệt độ tối ưu để cây phát triển là 22-30oC, sống tốt trong môi trường điều hòa. Cây chậm phát triển khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, kéo dài quá lâu cây dễ bị chết.
- Độ ẩm: lưỡi hổ ưa độ ẩm trung bình, nếu cao quá dễ làm thối rễ, chết cây.
- Đất trồng: lưỡi hổ sống được ở mọi loại đất, tuy nhiên trồng chậu để trong nhà nên trộn đất phù sa + xơ dừa +mùn cưa+ xỉ than+ phân hữu cơ để đỡ công chăm sóc , cây phát triển khỏe mạnh lâu dài. Đất trồng ưa thích nhất của lưỡi hổ là loại đất kiềm.
- Tưới nước: lưỡi hổ chịu hạn tốt, chịu úng kém hơn nên khi trồng trong nhà chúng ta chỉ cần tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và 2 lần/tuần vào mùa hè. Với lượng nước khoảng 300-800ml nước tùy kích thước chậu, làm sao để xung quanh chậu ngấm đủ nước .Tốt nhất nên tưới khi thấy mặt chậu đã se khô.
Trồng lưỡi hổ khoảng 5-6 tháng mới cần cho cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 1-2 ngày.
Nên lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để phát huy khả năng trao đổi chất của lá.
Bón phân: để lá mượt, nên bón phân khoảng 1 tháng/ lần bằng các loại phân luân phiên,loại phân giàu potasse – thường dành cho cây xương rồng là tốt nhất.
Nhân giống lưỡi hổ bằng cách tách bụi hoặc giâm lá.
Một số chú ý khi trồng, trang trí cây lưỡi hổ
Một số biểu hiện bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ và cách khắc phục:
- Trên lá có nhiều mảng nâu rải rác, ngọn lá bị khô héo: do ánh nắng chiếu vào qua cửa kính gay gắt, quá nóng nên cần che bớt bằng rèm.
- Màu sắc lá nhợt nhạt hoặc mất đi sự hòa trộn: do vị trí thiếu ánh sáng.
- Lá xuất hiện đốm nâu hoặc gốc bị thối: do thừa nước.
- Lá cây mềm và thâm đen: quá lạnh
- Lá non mới mọc oặt ẹo, quá mềm: do bón nhiều phân, cần giảm bớt trong một thời gian.
Xem thêm Cây nội thất, cây ngoại thất
Trả lời