Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có thân và cành đều dẻo nên chúng thường được trồng dùng làm cây bonsai với nhiều kiểu tạo hình khác nhau. Cây nguyệt quế có thể được trồng làm cây công trình tại các khu đô thị, công viên, trường học hay trồng làm cây cảnh đặt ở hiên nhà, trồng làm hàng rào quanh nhà. Trong cuộc sống, trồng cây nguyệt quế để thể hiện khát khao được chiến thắng.
Đặc điểm của cây nguyệt quế
Tên khoa học của cây nguyệt quế là Murraya paniculata jack. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á.
Thân cây nguyệt quế là thân gỗ nhỏ. Thân cây có màu vàng trắng hơi nhạt khi cây còn non. Khi cây đã được trồng nhiều năm thì thân có màu nâu nhạt với lớp vỏ sần sùi. Chúng mọc thành dạng bụi và có tuổi thọ rất lâu. Chiều cao của cây vào khoảng 1-8m. Cây cho nhiều cành nhánh nên bạn có thể tạo được nhiều kiểu dáng đẹp.
Lá cây nguyệt quế có màu xanh, hình dáng giống hạt lựu và hơi nhọn ở 2 đầu. Chúng mọc xen kẽ nhau với khoảng 3-9 chiếc lá.
Hoa nguyệt quế có màu trắng với những cánh hoa có hình trái xoan hơi cong về đằng sau. Hoa mọc thành chùm với nhau. Quanh năm cây cho hoa nhưng vào mùa xuân là mùa chính của hoa nguyệt quế.
Qủa nguyệt quế có chiều dài khoảng 10 cm, dáng dấp tựa như quả trứng gà. Khi chín, quả có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Trong mỗi quả đều có 1 hoặc 2 hạt có hình giọt nước đục với màu vàng xám.
Cách trồng cây nguyệt quế
Đất trồng: Trộn đất phù sa với phân chuồng hoai mục, sơ dừa vỏ trấu để làm đất trồng cây.
Nhân giống cây trồng: Để tạo được một cây con đem đi trồng thì có thể dùng những phương pháp như chiết cành, giâm cành, ghép mắt và gieo hạt. Theo một số nhà vườn thì phương pháp ghép mắt được sử dụng nhiều nhất bởi cách thực hiện rất đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Còn phương pháp gieo hạt thì không được áp dụng mấy bởi tỷ lệ nảy mầm thấp mà lại tốn nhiều thời gian.
Ghép mắt: Chọn gốc ghép ở to khỏe, không sâu bệnh, không bị dị dạng và phải mọc thẳng. Nhánh ghép cũng cần phải lựa chọn kỹ càng, cành nhánh phải là cành mọc ngoài trảng và không được sâu bệnh. Tách mắt ghép sao cho vừa với miệng ghép, không được để mắt ghép bị dập.
Chiết cành: Cành chiết nên chọn những cành bánh tẻ, to mập, không bị sâu bệnh. Chọn cành chiết ở cây có 1 – 2 năm tuổi cho nhiều hoa.
Giâm cành: Cũng chọn cành bánh tẻ khỏe mạnh để làm cành giâm. Nên chọn cành bánh tẻ có vỏ màu nâu. Ngâm cành giâm vào dung dịch atonik để kích thích cành ra rễ khoảng 10 phút. Đặt cành giâm vào hom đã chuẩn bị sẵn. Chúng ta nên chọn thời điểm vào tháng 6 đến tháng 8 để giâm cành là tốt nhất.
Trồng cây nguyệt quế:
Xới tơi đất trồng rồi đào một hố nhỏ vừa bằng với bầu đất. Đặt cây con xuống sao cho mặt bầu đất cách mặt đất khoảng 8cm. Vun đất xung quanh xuống rồi nén chặt gốc cây. Cắm cọc tre để cố định thân giúp cây luôn đứng thẳng mà không bị đổ. Tưới đẫm nước để cây nhanh bén rễ.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
Phải đảm bảo cây luôn có đủ nước để phát triển một cách nhanh nhất. Không nên tưới quá nhiều hoặc tưới vào những lúc trưa nắng.
Định kỳ bón phân NPK theo tỷ lệ ghi trên bao bì để tăng thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Nếu xuất hiện cỏ dại phải làm sạch và vun gốc để giữ ẩm cho cây.
Tùy vào ý thích của từng người mà cắt tỉa, tạo kiểu cho cây. Việc cắt tỉa sẽ giúp bạn có những cây nguyệt quế có dáng đẹp, độc và lạ mắt.
Trả lời