Ý nghĩa và phong thủy cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác thủy sinh trồng trong nhà tuyệt vời

Bạn có thích một loại cây cảnh trong nhà lá tròn xoe viên mãn, xanh mướt quanh năm, sống bền vững, lại có hoa xinh xinh, cong cong buông rủ mềm mại, không tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc?

Nếu có thì lưỡi mác là loại cây dành tặng cho bạn vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng và duyên dáng.

Cây lưỡi mác

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác hay có tên rất lãng mạn là bách thủy tiên mang đến may mắn, niềm vui và sự thịnh vượng cho chủ nhân.

Ý nghĩa khác của cây lưỡi mác

Ý nghĩa cây lưỡi mác không chỉ tạo cảnh quan đẹp, che đi khuyết điểm các tiểu cảnh nhân tạo vừa có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi, lọc nước, tăng cường oxy, đem đến không gian tươi mát, trong lành.

Vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng, xanh mát của lưỡi mác giúp đôi mắt bạn được nghỉ ngơi và tinh thần luôn thư thái, phấn chấn mỗi khi ngắm nhìn.

Vị trí trồng và Lợi ích cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác ưa ẩm, chịu bóng nên trồng được trong nhà rất bền và đỡ tốn công chăm sóc, có vẻ đẹp tươi tắn, duyên dáng nên được nhiều người yêu thích.

Bách thủy tiên có bộ rễ đẹp và hình dáng nhỏ xinh vừa phải,ưa ẩm nên được ưa chuộng trồng trong bình thủy sinh, khoe được tổng thể  vẻ đẹp của cây. Tuy nhiên vẫn có thể trồng lưỡi mác trong môi trường đất nhưng không đẹp lãng mạn bằng thủy sinh. Lưỡi mác loại này thường được trưng ở bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, cửa sổ, cửa kính, quầy lễ tân, bàn tiếp khách, kệ tivi, giá để đồ, giá sách… đem đến vẻ đẹp xanh mướt đầy sức sống, giaỉ tỏa căng thẳng sau những thời gian làm việc căng thẳng.

Rễ lưỡi mác phát triển mạnh trong nước nên còn được trồng làm cây thủy sinh trong các hồ, ao nhân tạo, hoặc tiểu cảnh nước sân vườn vừa lọc nước vừa tạo vẻ đẹp sang trọng, mềm mại cân bằng không gian.

Cây lưỡi mác được trồng trong chậu gốm sứ có vẻ đẹp cổ kính đặt rải rác, nhấn nhá ở vài vị trí sẽ làm điểm nhấn cho sân vườn biệt thự mang đến nét đẹp dân dã, yên bình, gợi nhớ làng quê.

Lưỡi mác còn được trồng trang trí trong các bể cá ở nhà hàng, quán cà phê, nhà phố tôn lên vẻ đẹp của cây và tổng thể.

Đặc điểm nổi bật cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác hay còn gọi là Cây Bách Thủy Tiên, từ cô lá tim, cây thủy cúc có tên khoa học: Echinodorus cordifolius; thuộc họ Từ Cô – Alismataceae; có nguồn gốc từ Mexico ,Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Lưỡi mác thuộc loại cây thân thảo,mập mạp, sống lâu năm, chiều cao khoảng 20-80cm. Lá lưỡi mác hình bầu dục đến tròn, màu xanh đậm và bóng, mọc trên cuống dài, không ngập xuống mặt nước. Đặc điểm khác biệt của cây lưỡi mác là chùm hoa mọc trên một chuỗi dài cong cong rủ xuống và trên đài hoa có những gai thịt nhỏ. Hoa lưỡi mác có màu trắng, nhỏ xinh, với 3 cánh rời, mịn màng, mọc dài trên đốt thân, mỗi đốt có 1 cụm vài bông hoa, chùm hoa lại cong cong trông xa như những cánh bướm dịu dàng đậu trên cành. Nhị hoa lưỡi mác cũng nhỏ xinh, có màu vàng thu hút côn trùng đến khám phá.

Cách trồng chăm sóc cây lưỡi mác trong nhà

Cây lưỡi mác trong nhà có thể là cây thủy sinh hoặc cây trồng chậu, trong bể cá, dù là hình thức trồng nào thì lưỡi mác cũng rất khỏe mạnh, bền đẹp và đỡ công chăm.

– Ánh sáng: lưỡi mác chịu được bóng nên có thể trồng được nhiều vị trí trong nhà, kể cả vị trí ít ánh sáng, sống được dưới ánh đèn day-light. Bạn có thể trưng cây ở cửa sổ, gần cửa kính hoặc ở chân cầu thang, nhà vệ sinh….Tuy nhiên để cây bền đẹp nhất chúng ta nên trưng ở nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 30-50%, thời gian chiếu sáng tự nhiên khoảng 3-4h.

– Nhiệt độ: lưỡi mác ưa mát, chịu nóng tốt hơn lạnh, sống khỏe trong môi trường điều hòa, nhiệt độ ưa thích 17-28oC.

– Đất trồng: lưỡi mác trồng trong nhà cần loại đất nhiều mùn, nếu trồng thủy sinh thì chiều sâu tối đa của đất khoảng 15cm.

– Tưới nước: lưỡi mác ưa ẩm nên có thể trồng trong bùn như sen để không phải tưới nhiều. Nếu trồng chậu thông thường , chúng ta nên tưới nước khi mặt chậu se khô, tránh úng cho cây.Trung bình hàng tuần tưới 2-3 lần với lượng nước mỗi lần khoảng 0,5-0,8l.

Hàng tháng đưa cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 1 ngày dưới bóng cây để lá giữ được màu sắc đậm đà và nhiều hoa.

– Bón phân điều độ hàng tháng để thân mập khỏe, lá xanh mướt mượt mà.

Nhân giống cây lưỡi mác rất đặc biệt: khi có 1 túm lá nhỏ ở đầu vòi hoa thì chèn xuống nước, ta đã có cây con xinh xinh.

 

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *