Ý nghĩa và phong thủy cây chuối rẻ quạt

Cây chuối rẻ quạt và ý nghĩa phong thủy của nó

Bạn có bao giờ nghĩ rằng cây chuối trồng được trong nhà? Khác với chuối thông thường, chuối rẻ quạt có vẻ đẹp sang trọng, lạ mắt lại lọc không khí rất tốt đem đến không gian nhà phố một không khí tươi mới. Ai nhìn ngắm chuối rẻ quạt lần đầu tiên đều thấy cảm giác bất ngờ và thu hút không thể nghĩ rằng lại có một loại cây chuối đáng yêu như thế!

cay-chuoi-re-quat

Ý nghĩa phong thủy của cây chuối rẻ quạt

Trồng chuối rẻ quạt như một cái quạt lớn thu hút tài lộc, phú quý đến với gia chủ.

Ý nghĩa khác  chuối rẻ quạt

Với tán lá khổng lồ chuối rẻ quạt có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, hấp thụ khí độc đặc biệt là các loại khí thải bay lơ lửng trong không khí gây ra bởi các loại máy móc thiết bị gia dụng.

Xem thêm: Cây cọ cảnh, Cây ngũ gia bì, Cây cau tiểu trâm

Vị trí  trồng và Lợi ích Cây chuối rẻ quạt

Cây chuối rẻ quạt vừa chịu bóng lại vừa trồng được ở ngoài trời nên trồng được ở nhiều nơi.

Khi còn nhỏ chuối rẻ quạt có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn, màu xanh mướt mắt, chiều cao khoảng 1-2m được trồng vào các chậu sứ, chậu gốm trưng ở nhiều nơi sang trọng như: đại sảnh, hành lang lớn, hội trường, khách sạn, nhà hàng, cơ quan công sở,…

Hoặc trồng ở gần cửa kính, cửa ra vào lớn, phòng họp với vẻ đẹp bề thế đem đến không gian màu xanh tươi mát và sang trọng.

Khi trồng trong nhà bạn nên trưng chuối rẻ quạt nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào, để cây được bền lâu hơn. Trung bình có thể để cây trong nhà 3-4 tháng.

Nên trang trí cây dạng đối xứng sẽ phát huy được sức thu hút và tăng cường sự tươi mát cho không gian.

Với hình dáng bề thế, dễ trồng và chăm sóc chuối rẻ quạt còn được ưa chuộng trồng ở các khu du lịch, trước cửa biệt thự, công viên, khu nghỉ dưỡng…. Vừa đem lại bóng mát vừa mang đến vẻ đẹp sang trọng quý phái.

Đặc điểm nổi bật cây chuối rẻ quạt

Cây chuối rẻ quạt còn được biết đến với nhiều tên gọi: chuối dẽ quạt, chuối dẻ quạt, chuối quạt ; Tên tiếng anh: Traveller’s tree – cây của người lữ hành bởi vì bẹ lá khổng lồ của cây có tác dụng trữ nước, giúp cho người du hành có bầu nước dự trữ trong những chuyến đi xa vào rừng sâu. Chuối rẻ quạt có Tên khoa học: Ravenala madagascariensis thuộc họ Thiên điểu – Strelitziaceae, Có Nguồn gốc từ Madagasca.

Chuối rẻ quạt thuộc loại cây thân gỗ lớn,thân hình trụ tròn, các bẹ lá rụng xuống để lại dấu vết trên thân như đeo vòng tạo thành nhiều lớp nên nhiều nước còn gọi là cây chuối cọ. Chiều cao khoảng 3-30m.Đặc điểm nổi bật ở chuối rẻ quạt là những chiếc lá có cuống lớn, gắn vào thân nhờ bẹ hình xuồng, mọc thành 2 hàng trên một mặt phẳng xòe ra như chiếc quạt khổng lồ trông rất đẹp mắt nên có tên là chuối rẻ quạt. Tán lá không khác chuối thông thường. Bẹ lá về già chuyển màu vàng, phía trên màu xanh mang đến vẻ đẹp hài hòa, tươi tắn. Hoa chuối rẻ quạt có hình dáng giống hoa thiên điểu tuy nhiên màu sắc  không bắt bắt thu hút và hình dáng không ngỗ nghĩnh bằng, chuỗi hoa  màu trắng xanh rất bền vững, lâu tàn. Chuối rẻ quạt ra hoa từ mùa hè đến mùa đông , cây được xếp vào họ thiên điểu cũng vì hình dáng hoa.

Cách trồng chăm sóc chuối rẻ quạt trong nhà

Cây chuối rẻ quạt khi nhỏ cần che bóng nên trồng trong nhà rất bền, khi cây trưởng thành thì thích ánh nắng toàn phần. Vì vậy chuối rẻ quạt trồng trong nội thất thường gặp là những cây chuối non có màu xanh mỡ màng từ thân đến lá.

Ánh sáng: Khi trưng chuối rẻ quạt trong nhà nên trồng ở các vị trí thông thoáng, rộng rãi, sự lưu thông không khí tốt, đảm bảo khoảng 2-3 giờ ánh sáng tự nhiên trong phòng. Những vị trí nên trồng là cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào.

Nhiệt độ: chuối rẻ quạt có thể chịu được nhiệt độ cao, nắng nóng khá tốt tuy nhiên chịu lạnh kém, sống tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ ưa thích của cây từ 23 – 32 độ C.

Đất trồng: chuối rẻ quạt trồng chậu trong nhà cần lựa đất thịt có nhiều thành phần hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt để đất không bị chai, ngấm nước khi tưới. Nên thay chậu và 1/3 lượng đất trong chậu khoảng 3-4 năm/ lần.

Tưới nước: Cây cảnh trồng trong nhà không cần lượng nước tưới quá nhiều, đặc biệt chuối rẻ quạt không chịu úng nên chỉ tưới khi thấy đất trên mặt chậu đã se khô. Trung bình tưới khoảng 2-3 lần/ tuần tùy điều kiện thời tiết, mỗi lần tưới khoảng 500-1000 ml nước tùy kích thước chậu, tưới đến khi đáy chậu tràn nước ra là được.Úng ngập cây sẽ vàng lá, rụng lá, thối rễ rồi chết từ từ.

Tuy nhiên khi tưới nên tưới từ từ để nước ngấm vào đất. Nên có khay giữ nước để tránh tràn ra nền nhà.

Hàng tuần nên tưới nước phun vào cây và lau lá cây để tăng vẻ đẹp, tăng cường độ ẩm và kích thích sự quang hợp trao đổi chất cho cây. Mùa đông có thể phun ít hơn.

Khi cây bị khô héo, vàng lá, rụng lá, xấu yếu cần phục hồi bằng cách để cây ra ngoài trời nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 30-40%, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp, để cây nơi thông thoáng, tránh gió mạnh làm cây mất nước, bón thêm phân và tưới nước vừa phải, lau lá cây, tỉa bớt cành nhánh để cây phục hồi dần dần. Khoảng 15 ngày – 1 tháng sau khi cây khỏe mạnh có thể đem vào nhà trưng bình thường.

 Bón phân: Chuối rẻ quạt trồng trong nhà nên bón phân nhả chậm hoặc hữu cơ, phân vi sinh luân phiên 1 tháng/ lần rồi tưới nước sau bón.

Một số lưu ý khi trồng, trang trí chuối rẻ quạt

Không nên trồng cây nơi có quạt gió mạnh tạt thẳng vào làm rách lá. Nếu trồng nhiều cây ở một vị trí thì cần chú ý để tán lá cây cùng chiều. 

Chuối rẻ quạt trồng trong nhà ít bị sâu bệnh gây hại, chủ yếu do không đủ sáng hoặc thừa nước, vì vậy cần chú ý khi chăm sóc cây.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *