Cây chân chim (cây ngũ gia bì) – Cây phong thủy cho gia đình bạn

Một loại cây cảnh thông dụng nhưng cực nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết đó là cây chân chim hay ngũ gia bì. Không chỉ làm tươi xanh không gian, tạo cảm giác minh mẫn, thư thái cho gia đình mà chân chim còn giúp đuổi bay lũ muỗi đáng ghét khỏi không gian sống của bạn!

cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-1a    cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-6a

Ý nghĩa và phong thủy cây chân chim

Phong thủy

Cây chân chim có ý nghĩa đem đến sự tự nhiên, hòa thuận cho gia đình.

Ý nghĩa

Với lá xanh quanh năm Cây ngũ gia bì có khả năng hút bụi, lọc được phần lớn các chất gây ô nhiễm trong môi trường sống và đặc biệt có công dụng đuổi muỗi tự nhiên rất tốt. Với mùi hương thoảng nhẹ của lá không gây khó chịu cho con người nhưng làm bọn muỗi tránh xa.

Tặng nhau ngũ gia bì là mong muốn gắn kết tình thân.

Màu sắc và hình dáng đẹp của cây giúp cho không gian của bạn thêm tươi tắn tạo cảm giác minh mẫn, thư thái cho người trồng.

cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-3a

Vị trí  trồng và Lợi ích Cây chân chim      

Cây chân chim có bộ rễ đẹp, cây phát triển nhanh, dễ trồng, chịu được khắc nghiệt tốt

Cây ngũ gia bì có bộ rễ đẹp, dễ trồng, dễ uốn được trồng chậu trang trí nội thất trưng ở nhiều nơi : cửa sổ, góc nhà, phòng khách, phòng ăn, hành lang, ban công, trước cửa nhà, phòng ngủ, … mang đến vẻ đẹp tươi xanh và sự sinh động, gần gũi.

Chậu cây lớn, dáng thế đẹp còn được trưng ở đại sảnh cơ quan, nhà hàng, khách sạn…những nơi đông người qua lại, đem đến không gian trong lành, dễ chịu, xua đuổi côn trùng.

Lá cây chân chim còn được dùng để cắm hoa.

Rễ và phần cũ của cây Ngũ Gia Bì xanh còn được điều chế làm vị thuốc Nam phục vụ chữa trị một số bệnh.

Ngũ gia bì còn được trồng  trước cửa nhà, sân vườn ngoại thất, hoặc làm hàng rào xanh ở làng quê, làm cây đô thị…

Cây chân chim nhánh nhỏ, được tạo hình ngộ nghĩnh làm cây để bàn.

Ngâm ngũ gia bì với rượu để chữa bệnh đau khớp , phong thấp, tụ máu ,hoặc các chứng bệnh liên quan đến xương khớp.

cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-5a

Đặc điểm nổi bật cây chân chim

Cây chân chim còn được biết đến với tên gọi: cây ngũ gia bì, cây Ngũ Gia Bì Chân Chim,Sâm nam, sâm non có tên khoa học là Schefflera arboricola thuộc họ.

Cây chân chim thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,4-4m. Lá  ngũ gia bì có 6-8 lá hình trứng, to nhỏ không đều, mọc so le,màu xanh đậm xếp  trên một mặt phẳng trông xa rất giống chân chim. Lá mọc dày đặc đầy sức sống.Vò nát lá có hương thơm nhẹ, cảm giác dễ chịu, xua đuổi được côn trùng đặc biệt là muỗi. Chân chim không chỉ có lá đẹp mà bộ rễ cây nổi trên mặt đất nếu khéo cắt tỉa, uốn nắn tạo cây có dáng thế đẹp.Hoa mọc thành chùm, màu trắng nhỏ xinh, nở vào tháng 11-12 hàng năm. Quả hình cầu mọng có hạt, chín có màu tím đen.

Ngũ gia bì được phân làm hai loại: ngũ gia bì xanh và vàng ( đốm vàng ít hoặc nhiều trên lá được gọi là ngũ gia bì cẩm thạch).

Cách trồng chăm sóc cây chân chim trong nhà

Cây ngũ gia bì khỏe mạnh, sống bền bỉ, dẻo dai, dễ trồng và chăm sóc, chịu được bóng, lại có tác dụng đuổi muỗi nên được  trồng trong nhà. Khi chăm sóc cây chân chim trong nhà chúng ta cần chú ý như sau:

Ánh sáng: khi trồng trong nhà vị trí quá tối hoặc đóng cửa thường xuyên sẽ làm lá bị rầy nâu trên ngọn hoặc rụng lá. Nên cần trồng nơi có ánh sáng chiếu vào tối thiểu 3-4 tiếng/ ngày ở các vị trí gần cửa sổ, cửa kính hoặc giếng trời, gần lối ra vào…Bệnh rầy thì xử lý bằng cách tiêu hủy, phun thuốc để tránh lây lan.

Nhiệt độ: chân chim thích nghi với biên độ nhiệt lớn, trồng tốt trong môi trường điều hòa, cây chịu được nóng và lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20°C – 30°C, nhiệt độ xuống dưới 5oC làm cây bị rụng lá.

cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-4a

Đất trồng ngũ gia bì trong nhà là loại đất thịt trộn thêm đất mùn, than bùn, giàu dinh dưỡng,tốt nhất là đất chua và phì nhiêu.

Tưới nước: cây chân chim chịu hạn tốt, chịu úng kém hơn nên khi trồng trong nhà không nên tưới nhiều, chỉ khi thấy đất trên mặt chậu chuyển màu khô trắng thì mới cần tưới. 1 tuần tưới khoảng 2 lần với lượng nước 500-1000 ml tùy vào điều kiện thời tiết. Khoảng 1 tháng cho cây ra ngoài trời để quang hợp 2-4 tiếng, phục hồi màu sắc tươi tắn của lá.

Bệnh thường gặp của ngũ gia bì là rầy: phá hoại lá non và lây lan làm cây phát triển chậm, mất thẩm mỹ. Để phòng bệnh nên trưng cây nơi cao ráo thoáng mát, kiểm tra cây tránh lây lan. Khi cây ra lá non không nên bón phân vô cơ , trừ rầy bằng thuốc Diazan.

cay-chan-chim-cay-ngu-gia-bi-2a

Nhân giống cây chân chim dễ dàng bằng cách giâm cành.

Nếu bạn muốn trồng một cây xanh trong nhà vừa đẹp, lọc không khí tốt, lại không phải trừ muỗi thì ngũ gia bì chính là lựa chọn tuyệt vời!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *