Ý nghĩa và phong thủy cây hồng môn

Nhà phố chật hẹp, nhiều vật liệt khô cứng nhiều chị em muốn đưa thiên nhiên tươi đẹp với những loài hoa rực rỡ trồng trong nhà nhưng điều đó thật khó bởi cây hoa muốn rực rỡ phải sống ở ngoài trời để quang hợp. Trong thế giới hoa muôn màu ấy thật may có một loài hoa bền đẹp, sang trọng, duyên dáng có thể trồng được ở trong nhà, dễ trồng tốn ít công chăm, thỏa mãn được nhu cầu của chị em đó chính là cây hoa hồng môn.

Ý nghĩa và phong thủy cây hồng môn

Ý nghĩa Phong thủy

Cây hoa hồng môn màu sắc rực rỡ thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp, quyết đoán, niềm tin vào thành công. Trong phong thủy cây hồng môn thể hiện sự may mắn, đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.

Ý nghĩa khác của cây hồng môn 

Cây hoa hồng môn hình trái tim có dù mang màu sắc gì đều thể hiện tình yêu bền vững, tươi đẹp và sự mến khách.

Vị trí  trồng và Lợi ích Cây hồng môn      

Cây hoa hồng môn đẹp nổi bật từ hoa lẫn lá, lại là một trong số hiếm những cây chịu bóng trồng được trong nhà nên rất được yêu thích trang trí nhiều nơi trong phòng.

Hồng môn trồng chậu nhỏ xinh hoặc trồng trong bình thủy sinh sang trọng trưng ở bàn làm việc, bàn học, bàn trà, bàn tiếp khách, quầy lễ tân, bàn ăn, bàn trang điểm, kệ tivi, giá sách, kệ để đồ, cửa sổ, cửa kính, kệ giá mỹ thuật…. mang đến vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ, sang trọng vừa giúp tinh thần thêm phấn chấn và mát mắt mỗi khi ngắm nhìn.

Hồng môn loại to (đại hồng môn) có thể trồng chậu to trưng ở góc phòng, đại sảnh, hành lang, cửa sổ, phòng khách, phòng họp, quầy lễ tân, phòng ngủ hoặc bất kỳ không gian nào bạn muốn… nơi tập trung đông người vừa mang thiên nhiên rực rỡ vào phòng vừa có tác dụng thanh lọc không khí, đem đến không gian trong lành,đầy hào hứng và ngọt ngào.

Hoa hồng môn còn được trồng thương phẩm làm hoa cắt cành để trang trí cắm hoa, cắm lọ mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho lẵng hoa.

Hồng môn còn được trồng ngoại thất dưới tán cây lớn ở trường học, cơ quan, công sở, nhà máy, công viên, vườn hoa…tạo vẻ đẹp lạ mắt.

Một số loại cây trồng trong nhà khác: Cây đuôi phượng, Cây đuôi công, cây dứa agao

Đặc điểm nổi bật cây hồng môn

Hồng môn hay vỹ hoa, cây buồm đỏ, vỹ hoa tròn có tên khoa học là Anthurium scherzerianum là một chi lớn nhất thuộc họ ráy – Araceae, có khoảng 900 loài, nguồn gốc chủ yếu từ Trung và Nam Mỹ.

Hồng môn dựa theo kích thước thân, hoa, và lá có 3 loại chính: tiểu hồng môn, trung và đại hồng môn. Hồng môn thuộc loại thân thảo, sống lâu năm,chiều cao khoảng 20-150 cm.Lá hồng môn khá giống nhau chỉ khác về kích thước, tất cả đều có hình trái tim với màu xanh mướt, mượt mà. Nhiều người lầm tưởng Hoa Hồng môn có hình trái tim, uốn cong cong như vỏ sò thực chất đó là lá bắc, mo hình trứng. Hoa của cây có hình dáng giống ngà voi, chính là lõi ở giữa. Lá bắc có nhiều màu sắc đa dạng từ nhẹ nhàng, thanh thoát như hồng nhạt, trắng đến nổi bật rực rỡ như tím, cam, đỏ, hồng đậm. Phổ biến nhất là loại màu đỏ và hồng. Hồng môn nở hoa rất bền và có hoa rải rác từ tháng 2 -7 hàng năm.  Hồng môn cũng có quả mọng.

Cách trồng chăm sóc hồng môn trong nhà

Cây hoa hồng môn tương đối dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, sống bền lâu có thể được sử dụng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh ngoại thất đều được.

  • Ánh sáng: Hồng môn ưa bóng, ánh sáng khuếch tán khoảng 30-50%, không nên trồng cây nơi nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá. Bạn có thể trưng cây nơi cửa sổ, cửa kính để có màu sắc hoa đẹp, chỗ tối hơn cây vẫn không sao.Tốt nhất nên trưng ở cửa sổ có rèm hoặc dưới tán cây lớn.
  • Nhiệt độ: hồng môn ưa mát, sống tốt trong môi trường điều hòa, chịu nóng và lạnh kém. Nhiệt độ ưa thích là 18-29oC. Nhiệt độ dưới 15oC thì cây xấu yếu, èo uột; nhiệt độ cao trên 35oC lá bị cháy, vàng lá, dẫn đến chết cây.
  • Độ ẩm thích hợp với hồng môn là 70-80%.
  • Đất trồng: tốt nhất cho hồng môn trong nhà theo tỷ lệ 2 đất thịt: 2 xơ dừa : 1 trấu hun :1 phân hữu cơ
  • Tưới nước: Hồng môn chịu hạn tốt hơn úng. Nếu chậu cây bị khô màu lá sẽ nhạt, thừa nước cây bị thối do úng rễ. Lượng nước tưới 2-3 lần/ tuần khoảng 300-500 ml nước, tốt nhất nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô.

Hồng môn được nhân giống bằng tách cây con, nuôi cấy mô từ lá hoặc gieo hạt.

Khoảng 15 ngày nên trưng cây ra ngoài trời, ánh sáng nhẹ từ 16h-9h để tăng màu sắc cho hoa lá, giảm sâu bệnh.

  • Bón phân: hàng tháng bón phân NPK tỷ lệ 16-16-8 khi cây bị vàng lá, xấu yếu phun thêm B1, Atonik…thường xuyên tỉa lá già để tạo độ thông thoáng nhằm hạn chế năm bệnh phát sinh.

Lau lá hàng tuần bằng khăn sạch ẩm, tránh để nước đọng trên lá gây ra các đốm nâu do nấm gây hại.

 Nhân giống hồng môn bằng gieo hạt, tách cây con hoặc nuôi cấy mô từ lá.

Một số lưu ý khi trồng, trang trí hồng môn

Lá cây hoa hồng môn chứa các tinh thể calcium oxalate rất độc, nên gây bỏng nghiêm trọng  ở miệng khi ăn phải. Khi trồng chăm sóc cần đeo găng tay để tránh kích ứng cho da.

Tránh để trẻ em và vật nuôi tiếp xúc với cây đề phòng nhai lá làm bỏng miệng.

Xem thêm: Cây nội thất, cây ngoại thất

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *