Ý nghĩa và phong thủy cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân trồng phong thủy

Nếu bạn muốn đem không gian thiên nhiên yên bình và lãng mạn vào ngôi nhà thân yêu của mình, mà không tốn nhiều công sức và thời gian để chăm sóc thì cây ngọc ngân là lựa chọn hoàn hảo!

Cây ngọc ngân với dáng sang trọng, thanh tao, quý phái, kết hợp hài hòa giữa các màu sắc xanh trắng đem đến vẻ đẹp yên bình, mát mắt.

cay-ngoc-ngan

Cây ngọc ngân

Ý nghĩa và phong thủy cây ngọc ngân

Trong phong thủy cây ngọc ngân có ý nghĩa mang đến sự may mắn và nhiều thịnh vượng, tài lộc cho chủ nhân.

Vẻ đẹp hài hòa từ bộ rễ trắng muốt và phiến lá xanh đốm trắng dịu dàng, mướt mắt khiến ngọc ngân trở thành loại cây dành cho tình yêu. Ngọc ngân còn có tên là Valentine là món quà bất ngờ để bạn dành tặng cho một nửa yêu thương với ý nghĩa “ trái tim anh đã thuộc về em”.

Ngọc ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và các chất độc hại bay lơ lửng trong không khí đem đến không gian trong lành, tươi mát.

Ngoài ra tìm hiểu một số cây nội thất có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc như:

Khái quát về cây ngọc ngân

Để cây ngọc ngân phát huy nhiều tác dụng của nó, chúng ta cần chú ý để cách đặt, cách trồng, chăm sóc của cây.

Vị trí trồng và lợi ích cây ngọc ngân

Với ý nghĩa mang lại nhiều bổng lộc, may mắn cho chủ nhân, hình dáng dịu dàng, xinh xắn ngọc ngân được ưa thích trồng trang trí để bàn trong nhà, bàn làm việc trong văn phòng, bàn ăn,bàn học,… vừa đem đến màu xanh thiên nhiêu dịu dàng, mát mắt.

cây ngọc ngân trồng trong bình thủy sinh mang lộ ra bộ rễ đẹp như cây nhân sâm, hài hòa với sắc lá, dáng cây càng được ưa thích trưng ở những vị trí sang trọng hoặc nơi bạn muốn cảm nhận cảm giác yên tâm, thanh thản. Không cần nhiều không gian, chỉ cần một khoảng nhỏ trong phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ … là bạn đã có một không gian lý tưởng với ngọc ngân.

Đơn giản và sang trọng: chỉ cần một bình thủy sinh trong vắt lộ bộ rễ nghệ thuật, một vài chú cá vàng bơi lội tung tăng, là chúng ta đã có cảm giác sảng khoái, thoải mái tràn ngập trong tâm hồn.

 Đặc điểm nổi bật cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân còn được biết đến với cái tên lãng mạn: cây Valentine, cây uyên ương với Tên Khoa Học: Dieffenbachia picta thuộc họ Ráy – Araceae; có nguồn gốc từ malayxia, Thái Lan, Phillipin, miền Nam Trung Quốc.

Ngọc ngân thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 20-60cm. Cuốn lá dài, mềm mảnh, màu trắng xanh, tập hợp thành thân giả của cây.Đặc điểm nổi bật của cây ngọc ngân không chỉ ở thân cây màu trắng xanh mà còn ở bộ lá lốm đốm. Lá ngọc ngân lớn, hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, dầy, bóng, cuốn lá dầy bao bọc thân cây. Vẻ đẹp thanh thoát của cây và vẻ đẹp của bộ lá toát lên vẻ đẹp hài hòa, tinh tế tạo cảm giác thư thái, mát mắt mỗi khi ngắm nhìn.

Cách trồng chăm sóc cây ngọc ngân trong nhà

Là một loại cây ưa bóng, tốc độ phát triển nhanh, sống bền vững khi trồng trong nhà đến vài tháng liên tục. Khi trồng ngọc ngân trong nhà chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

  • Ánh sáng: Ngọc ngân ưa bóng, trồng tốt trong môi trường trong nhà, bạn có thể trưng cây ở nhiều vị trí, tốt

    nhất là gần cửa sổ, cửa kính, hoặc những nơi có ánh sáng chiếu vào tối thiểu 2-3h/ ngày.

  • Nhiệt độ: cũng như nhiều cây cảnh trồng trong nhà khác, ngọc ngân ưa mát, nhiệt độ ưa thích của cây từ 20-30oC. Ngọc ngân thuộc loại cây là màu chịu nóng tốt nhất,tuy nhiên nếu nắng nóng quá nhiều khiến lá vàng, khô. Cây không ưa nóng hoặc quá lạnh, sống được trong môi trường điều hòa.Nếu nhiệt độ dưới 12oC làm lá cây bị rụng, lâu dài làm chết cây, nhiệt độ xuống dưới 5oC cây sẽ không sống được.
  • Độ ẩm: ngọc ngân ưa độ ẩm trung bình, khoảng 60-70%.
  • Đất trồng: Nên trộn đất trồng ngọc ngân trong nhà với tỷ lệ 5 đất thịt sạch : 3 trấu hun : 2 sỉ than đập nhỏ + phân đầu trâu 20-10-10 để cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Đất tốt cho ngọc ngân có tính axit nhẹ, pH 5-6,5 .
  • Tưới nước: ngọc ngân có bộ lá nhiều, lá to, bộ rễ xum xuê nên nhu cầu nước cao. Tuy nhiên khi trồng trong nhà chúng ta cần chú ý đến đất trên bề mặt chậu se khô thì mới nên tưới, không nên tưới quá nhiều. Hàng tuần khoảng 2-3 lần, với lượng khoảng 0,5-0,8lit. Không được tưới nước gạo, nước đá, đổ nước chè vào gốc cây.

Hạn chế tưới nước lên lá trong phòng điều hòa tránh làm cây bị héo úa. Hàng tuần lau lá để tăng cường trao đổi chất và lá bóng đẹp.

Ngọc ngân thuộc cây lá màu, bộ lá chứa nhiều sắc tố nên hàng tháng cần đưa cây ra ngoài mặt trời để cây quang hợp, tăng cường màu sắc đẹp hơn cho lá cây.

  • Phân bón: Bón phân cho cây cảnh trong nhà thường 1 tháng/ lần bằng các loại phân thông dụng.
  • Bệnh hại: ngọc ngân trồng trong nhà có thể bị nấm, rệp chúng ta nên dùng thuốc vi sinh để phun, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên.

Nhân giống ngọc ngân dễ dàng bằng giâm ngọn.

Một số chú ý khi trồng, trang trí cây ngọc ngân trong nhà

Trong thân cây ngọc ngân có chứa chất ergástico và tinh thể raphides, là các chất độc giúp bảo vệ cây chống lại xự xâm phạm của động vật ăn cỏ. Vì thế khi trồng ngọc ngân trong nhà cần tránh ngộ độc cho thú cưng.

 Xem thêm chi tiết về cây ngọc ngân: https://hoadepvietnam.com/cay-ngoc-ngan/

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *